Đưa Ra Phán Quyết
Các tòa đặc trách đưa ra phán quyết của mình như thế nào?
Ngoài quy trình mà tòa đặc trách tuân theo để xét xử các tranh chấp, tòa đặc trách có nghĩa vụ phải công bằng. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng của luật hành chính. Công bằng nghĩa là:
1. Người liên quan có quyền được biết vụ việc và phản ứng
Một người bị ảnh hưởng bởi phán quyết hành chính có quyền được biết vụ việc đang chống lại mình và phải có cơ hội phản ứng. Điều này có nghĩa là những người liên quan đến tranh chấp phải trình bày vụ việc của mình trong bản khai có tuyên thệ (lời khai có tuyên thệ) gửi cho tòa án, hoặc đích thân đến tòa án để trình bày vụ việc của mình.
2. Quan tòa không thể thiên vị
Một quan tòa không thiên vị có nghĩa là người phán quyết vụ việc sẽ khách quan và đưa ra phán quyết chỉ dựa trên các lập luận và bằng chứng mà các bên trình bày tại phiên xét xử. Điều đó cũng có nghĩa là quan tòa không thể có (hoặc có vẻ có) bất kỳ mối liên hệ cá nhân nào với các bên hoặc bất kỳ lợi ích cá nhân nào từ kết quả của vụ việc.
3. Quan tòa xét xử vụ việc phải đưa ra phán quyết
Quan tòa, người đọc các bản đệ trình của các bên hoặc xét xử vụ việc các bên đích thân có mặt tại một phiên xét xử của tòa đặc trách phải là người phán quyết vụ việc. Điều này cũng có nghĩa là các chính sách của chính quyền chỉ có thể được áp dụng nếu có ý nghĩa trong trường hợp vụ việc. Ví dụ, chính sách của Ban Bồi Thường Cho Người Lao Động là để xác định thu nhập trung bình của người khiếu nại không thể được áp dụng nếu việc áp dụng chính sách đó trong trường hợp cụ thể là không có ý nghĩa.
4. Quan tòa phải đưa ra lý do cho phán quyết của mình
Quan tòa phải đưa ra lý do cho phán quyết của mình để các bên có thể thấy rằng quan tòa đã xem xét các đệ trình được đưa ra. Phán quyết cũng giúp các bên hiểu lý do quan tòa đi đến phán quyết đó.